Van hằng nhiệt là khái niệm không hề xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cụ thể bộ phận này là gì, công dụng của chúng ra sao. Vì vậy, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp tới người đọc những thông tin cần thiết về van hằng nhiệt.
Van hằng nhiệt là gì?
Là chi tiết nhỏ trong cấu tạo hệ thống làm mát của động cơ ô tô, có nhiệm vụ làm ổn định nhiệt độ động cơ. Giúp gia tăng tuổi thọ độ bền cho động cơ góp phần tiết kiệm nguyên liệu cho động cơ.
Thường được lắp lên đường ống dẫn nước từ động cơ đến két nước, giúp nâng thanh nhiệt độ nước làm mát động cơ đến nhiệt độ thích hợp bằng cách khống chế lượng nước đi qua két nước.
Cấu tạo van hằng nhiệt
Do van hằng nhiệt có nhiều loại khác nhau như: loại dùng chất lỏng, chất rắn hoặc lò xò để tự động đóng, mở ống dẫn qua két nước. Vì vậy, mỗi loại lại có cấu tạo riêng không giống nhau. Tuy nhiên, loại được sử dụng nhiều nhất đó là loại dùng chất lỏng.
Loại dùng chất lỏng có cấu tạo gồm: Vỏ trên các lỗ, hộp xếp bằng nhiều lá đồng mỏng ghép lại và bên trong rỗng chứa nhiều chất lỏng dễ bay hơi khi nhiệt độ tăng. Trong đó, chất lỏng trong hộp xếp gồm 1/3 là rượu etylic và 2/3 là nước cất. Phần dưới hộp xếp cố định với vỏ và phần trên hộp xếp hàn chặt với cần nối, van chính và van phụ.
Nguyên lý hoạt động:
Khi mới khởi động, động cơ còn lạnh nên van hằng nhiệt sẽ đóng đường trao đổi nước làm mát hoặc dầu qua két. Khi nhiệt độ trong dầu động cơ cao hơn mức quy định (từ 87-102ºC tùy thuộc vào tốc độ của xe) thì van hằng nhiệt sẽ mở cho nước làm mát hoặc dầu qua két nước làm mát.
Khi nước làm mát động cơ đang ở nhiệt độ thấp (dưới 87 độ C), lò xo hồi vị đẩy xi-lanh mang cánh van đi lên làm van đóng. Do đó không thể luân chuyển qua van hằng nhiệt và nước làm mát.
Những dấu hiệu hư hỏng và cách sửa chữa
Khi độ đàn hồi thân van và cơ cấu cánh van làm việc kém. Bởi các chất chứa trong thân van bị rò rỉ dẫn đến hiện tượng van không mở hoặc mở chưa đủ để gây nóng máy khi động cơ làm việc với công suất lớn. Nhiều trường hợp van không đóng khi nhiệt độ nước còn thấp khiến động cơ chạy lâu mới đạt tới nhiệt độ làm việc, gia tăng ô nhiễm môi trường và tiêu tốn nhiều nhiên liệu.
Khi van bị hỏng, nước làm mát không được lưu thông trong toàn bộ hệ thống. Bởi nó không thể tự đóng lại nên không thể ngăn nước làm mát lưu thông qua két nước. Vì vậy mà khiến cho động cơ phải làm việc ở nhiệt độ thấp lâu quá mức cần thiết. Nếu van hằng nhiệt không mở ra sẽ khiến cho nước làm mát chỉ lưu thông trong động cơ và gây ra một số hư hỏng trong hệ thống.
Khi van bị kẹt sẽ khiến động cơ bị nóng lên nhanh chóng, thường chỉ 5-15p sau khi chạy. Nguyên nhân gây hư hỏng có thể do rò rỉ nước làm mát. Tháo van hằng nhiệt để kiểm tra, nếu không chắc chắn vị trí của bộ phận này hãy tham khảo sổ tay sửa chữa đi kèm.
Sau khi tháo, hãy kiểm tra tình trạng thân van, kiểm tra các vết nứt gẫy và kiểm tra xem nó đã đóng hoàn toàn chưa, nếu vẫn hở chứng tỏ van đã hỏng, cần thay thế.
>> Có thể bạn quan tâm: Van hằng nhiệt Suzuki