Thước lái thường gặp một số vấn đề hư hỏng đó là tay lái trả chậm – nặng, rò rỉ dầu trợ lực, khi đánh lái có tiếng kêu bất thường và dầu trợ lực thậm chí có thể có mùi khét. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân dẫn đến điều đó khi cơ cấu lái bị hỏng cũng như cách để kiểm tra sự hao mòn của thước lái.
Thước lái là gì?
Thước lái là hệ thống kết nối vô lăng với bánh xe trước cho phép người lái xoay bánh xe sang trái và phải thông qua cơ cấu vô lăng. Khi xoay vô lăng làm cho thước lái di chuyển đồng thời bơm trợ lực sẽ giúp bạn đánh lái dễ dàng hơn và nhẹ hơn.
Những dòng xe hiện đại hiện nay được sử dụng hệ thống lái trợ lực điện thay vì hệ thống trợ lực thủy lực thông thường. Nó giúp người lái xe điều khiển dễ dàng và chính xác hơn, đồng thời ít sảy ra hư hỏng và dễ khắc phục hơn trước. Tiếp theo chúng ta hãy cùng đế với những dấu hiệu hư hỏng thường gặp của thước lái.
Dấu hiệu hư hỏng thường gặp ở thước lái
Khi sử dụng lâu, thước lái của xe sẽ bị mòn và gây cảm giác lỏng lẻo ở vô lăng. Bạn nhận thấy hướng xe bị lệch hướng khi đi với tốc độ cao và rất khó để giữ nó đi đúng làn đường. Ngoài ra, bạn sẽ thấy vô lăng bị cứng hơn khi chạy ở tốc độ thấp và xe khó có thể về được vị trí thẳng sau khi thực hiện rẽ hướng.
Vô lăng khi đánh lái bị trễ: Khi bạn đã đánh vô lăng sang phải hoặc trái thế nhưng bánh xe vẫn không chuyển hướng nhanh, thì khi đó rất có thể cơ cấu thước lái ô tô của xe bạn đã bị mòn dẫn đến việc trễ vô lăng.
Lốp xe mòn không đều: Trên thực tế, việc lốp không mòn đều có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, thế nhưng bạn cũng cần nên xem xét việc căn chỉnh thước lái xe không được chuẩn xác hoặc chi tiết này bị hỏng.
Rò rỉ dầu trợ lực: Khi thước lái có vấn đề sẽ gây ra rò rỉ dầu ở hệ thống trợ lực tay lái từ các vòng đai. Nhưng với dấu hiệu này, bạn có thể quan sát bằng mắt thường xác định, khắc phục các chỗ dầu bị rò rỉ và châm thêm dầu cho hệ thống trợ lực lái.
Khi đánh lái nghe tiếng kêu lạ: Vào mỗi lần bạn vào cua, xe bạn lại phát ra tiếng lạch cạch thì chứng tỏ là bạn đang bị hỏng hệ thống thước lái bị hỏng. Hoặc bạn cũng có thể nghe tiếng cọt kẹt do ma sát thước lái nhưng thiếu bôi trơn.
Cách khắc phục lỗi thước lái ô tô
Sau khi đã xác định được lỗi của thước lái ô tô thông qua các dấu hiệu đã nêu phía trên. Chúng ta cần cân chỉnh thước lái ô tô. Việc cân chỉnh lại thước xe ô tô nên được các tư vấn viên giàu kinh nghiệm thực hiện. Thế nhưng, bạn cũng cần nên biết về một số bước cơ bản để có thể dễ dàng theo dõi quy trình phục hồi lại thước lái ô tô cũ.
Cách 1: Cân chỉnh thước lái xe ô tô bằng thước kéo
Cho đề máy lên và đánh vô lăng về chính giữa để xe đi lên thang 1 đoạn và dừng lại. Một người kéo mép thước, đặt mép thước vào gai bánh xe không chạm gầm xe 1 đoạn khoản 2 – 3cm. Đo trước và đo sau bánh nếu chênh nhau 0 – 2.5 mm là khoảng cách tốt nhất. Nếu vượt hơn thì phải chỉnh lại bằng cách nới ốc hãm rotuyn lái ra. Chú ý căn chỉnh cho đến khi nào xe đi thẳng vô lăng nằm ngay giữ và kiểm tra lại độ mòn lốp có tương đương nhau không.
Cách 2: Cân chỉnh thước lái xe ô tô bằng dây
Khởi động máy xe lên, điều khiển vô lăng về vị trí chính giữ xe đi thẳng. Buộc dây vào sau xe kéo qua banh sau lên bánh trước, dây nằm khoảng 2/3 từ dưới đất tính lên nửa bánh. Nhìn bánh xe trước, nếu phía trước bánh xe chạm dây thì chỉnh lại rotuy lái cho bánh qua phải và ngược lại nếu phía sau chạm dây thì cho bánh xe qua trái một ít. Lưu ý, cách chỉnh rotuyn là 1 vòng quay rotuyn bằng 1.5 m độ lệch bánh xe.
Việc bảo dưỡng thước lái xe ô tô sẽ giúp bánh xe cân bằng, trục lái sẽ thẳng với thước lái và giúp thước lái phối hợp tốt với hệ thống treo và truyền động. Từ đó sẽ giúp cho xe vận hành an toàn và ổn định hơn, nhất là ở tốc độ cao. Ngoài ra, cân thước lái ô tô cũng sẽ giúp vỏ xe bạn ít bị mài mòn hơn do tạo ít bề mặt tiếp xúc hơn.
>> Có thể bạn quan tâm: Thước lái trợ lực điện Suzuki