Ngày nay, xu hướng sử dụng xe hơi ngày càng nhiều. Vì vậy chúng ta cần phải hiểu về các hệ thống an toàn trên ô tô để bảo vệ cho chính bản thân và người ngồi trên xe. Trong bài viết này, VHP Auto sẽ chia sẻ một số thông tin phổ cập về túi khí vô lăng Suzuki Swift nói riêng và các dòng xe khác nói chung. Hãy đồng hành cùng VHP trong bài viết này để biết được hệ thống túi khí là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của túi khí trên xe hơi.
Túi khí vô lăng Suzuki Swift là gì?
Túi khí vô lăng Suzuki Swift là một trong những hệ thống an toàn trên xe hơi, giúp hạn chế va đập bảo vệ người lái và hành khách trên xe, giảm thiểu chấn thương khi có va chạm.
Túi khí vô lăng được lắp đặt tại phần giữa của tay cầm, thiết kế bên dưới phần logo của xe trên vô lăng. Một số túi khí khác được đặt ẩn ở một số vị trí trên xe. Ngay khi xe va chạm, cảm biến sẽ tính toán được mức độ va chạm nặng – nhẹ để quyết định có được kích hoạt hay không.
Ngoài dây đai an toàn, Mỹ là quốc gia đầu tiên trên thế giới bắt buộc tất cả các xe ô tô bán tại thị trường này đều phải trang bị tối thiểu 2 túi khi cho người lái và hành khách ngồi phía trước. Ngày nay với công nghệ phát triển hiện đại các xe hơi cao cấp có thể có tới 8 túi khí để bảo vệ toàn bộ người ngồi trong xe.
Cần phải nói rõ hơn, túi khí không phải thay thế dây an toàn, nó chỉ có tác dụng hỗ trợ thêm cho dây đai an toàn khi gặp sự cố va chạm mạnh. Việc kết hợp dây an toàn và túi khí sẽ bảo vệ người ngồi trong xe an toàn hơn. Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp tai nạn thương tâm xảy ra nhưng túi khí không được bung ra khi va chạm. Vì vậy hãy luôn thắt dây an toàn khi ngồi lên xe, không được ỷ lại vào túi khí.
Tại Việt Nam hiện nay chưa có bất kỳ tiêu chuẩn nào bắt buộc trong xe ô tô phải có bao nhiêu túi khí. Phổ biến các dòng xe hơi tại thị trường Việt Nam được trang bị 2 túi khí cho người lái và hành khách phía trước.
Cấu tạo của túi khí vô lăng Suzuki Swift
Về cơ bản thì túi khí vô lăng Suzuki Swift hay bất kể loại túi khí của hãng nào đều có kết cấu khá giống nhau. Hệ thống túi khí được chia thành 3 phần chính gồm: túi chứa khí, hệ thống bơm khí, và bộ cảm biến va chạm của xe. Mỗi bộ phận sẽ đảm nhiệm những vai trò khác nhau.
– Túi chứa khí: Bộ phận này được thiết kế nhỏ gọn bằng nylon và được lắp đặt gói gọn trong vô lăng và bảng điều khiển phía trước của xe. Một số dòng xe có nhiều hơn 2 túi khí được lắp đặt tại một số vị trí khác ẩn trên xe.
– Hệ thống bơm túi khí: Hệ thống bơm túi khí ngày này rất hiện đại, khi xe va chạm túi khí được bung ra với vận tốc hơ 300km/h. Sau 1 giây bung ra, các túi khi sẽ tự động xẹp lại.
– Bộ cảm biến va chạm: Các dòng xe càng cao cấp thì bộ phận này ngày càng hiện đại. Khi xe va chạm trực diện với vận tốc từ 16km/h – 24km/h bộ cảm biến sẽ tự động kích hoạt hệ thống túi khí. Bộ cảm biến va chạm thông qua một gia tốc kế được lắp đặt một chip xử lý siêu nhỏ.
Quá trình này xảy ra rất nhanh, từ khi bộ cảm biến phát hiện ra sự cố đến khi túi khí được bung ra chỉ vỏn vẹn trong vòng 1/25 giây. Tốc độ bung của túi khí rất nhanh, vì vậy người lái cần phải đeo dây an toàn là tốt nhất. Khi va đập sẽ xuất hiện quán tính làm cơ thể nhao về phía trước, nếu không đeo dây an toàn túi khí bung ra với tốc độ lớn sẽ gây nguy hiểm cho người lái.
Nguyên lý hoạt động cảu túi khí vô lăng Suzuki Swift
Khi xe va chạm, các cảm biến của hệ thống trên ô tô sẽ truyền tín hiệu đến bộ xử lý trung tâm (hay còn gọi là ECU). Các cảm biến này sẽ tính được mức độ va chạm. Trong trường hợp va chạm vượt quá giá trị quy định, cảm biến sẽ truyền tín hiệu đến ECU để kích nổ hệ thống túi khí. Lúc này ngòi nổ sẽ được đánh lửa đốt chất mồi lửa, từ đó một lượng khí lớn làm căng phồng túi khí.
Trước kia, hệ thống túi khí được bơm bằng khí nén, nhưng kết quả cho thấy thì hệ thống này hoạt động chậm, không hiệu quả. Sau đó các chuyên gia thiết kế hệ thống này bằng phản ứng hóa học Natri, giúp túi khí được thổi phồng cực kỳ nhanh sau khi kích hoạt.
Khi nhận được lệnh kích hoạt từ ECU, chất mồi lửa được đốt cháy sẽ sản sinh ra khí. Lúc này lượng khí được sinh ra lớn trong một diện tích chật hẹp nên ép túi khí bật ra khỏi vị trí dấu và căng phồng lên nhanh chóng.
Kiểm tra túi khí trên xe có hoạt động hay không?
Thường túi khí chỉ hoạt động được 1 lần rồi được thay thế lại. Tuy nhiên, đối với những người muốn tận dụng thì có thể sử dụng lại 1-2 lần nữa. Để đảm bảo an toàn, cần phải được các chuyên gia kiểm tra thật kỹ và sắp đặt lại hệ thống túi khí vào vị trí cũ.
Để biết túi khí trên xe còn hoạt động hay không cần chú ý đến đèn thông báo trên mặt taplo. Hệ thống này có chức năng theo dõi cụm cảm biến túi khí, nguồn điện và bộ bơm để từ đó người lái biết được nó an toàn hay không.
Đèn báo này sẽ được báo sáng và tự động tắt đi sau khoảng 6-8s bật khóa điện.Nếu đèn báo này không tắt hoặc không sáng trong suốt quá trình lái thì túi khí hoặc một bộ phận nào đó của hệ thống này có vấn đề. Khí thấy hiện tượng này, hãy mang xe đến gara ô tô tin cậy để kiểm tra ngay.