Túi khí ô tô là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó ra sao? Các bạn hãy cùng VHP Auto tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Túi khí ô tô là gì?
Túi khí ô tô giống như một đệm phao được thiết kế bằng một loại vải co dãn hoặc một vật liệu đảm bảo được khả năng thu gọn lại trong các vị trí cần thiết trên xe và sẵn sàng bung ra khi cần thiết.
Khi va chạm xảy ra, túi khí được bơm phồng gần như ngay lập tức với thời gian chỉ tính bằng mini giây. Giúp bảo vệ hành khách đang ngồi trên xe tránh khỏi những va chạm khi không may xe gặp tai nạn trên đường.
>> Xem thêm: Túi khí an toàn Suzuki
Túi khí ô tô nằm ở đâu?
Với sự phát triển về công nghệ cũng như yêu cầu chú trọng về các tính năng an toàn, ngày nay các nhà sản xuất ô tô đã cho ra đời nhiều hệ thống túi khí đặt quanh xe tại các vị trí như: túi khí trước, túi khí bên, túi khí rèm, túi khí đầu gối, túi khí trung tâm phía sau, túi khí dây đai an toàn hay thậm chí cả túi khí trên trần xe. Khi có va chạm thì sẽ dẫn đến nổ túi khí ô tô.
Có phải xe ô tô nào cũng được trang bị túi khí?
Trang bị túi khí hiện nay như một điều kiện an toàn tiên quyết, trừ những mẫu xe quá lâu đời, quá cũ có thể chưa được trang bị.
Khách hàng hiện nay rất quan tâm đến trang bị này, xe có bao nhiêu túi khí, túi khí đặt ở vị trí nào để đảm bảo sự an toàn cao hơn.
Ký hiệu SRS trên túi khí ô tô là gì?
SRS là ký hiệu vị trí đặt túi khí trên xe, đó là tên gọi của loại thiết bị giảm va đập bổ sung, được bổ sung thêm cả dây an toàn để giảm thiểu tối đa chấn thương vào cơ thể. Khi có va chạm xảy ra, dây đai an toàn sẽ hãm dần vận tốc theo quán tính của người ngồi trong xe, từ đó giảm lực tác động lên người họ.
Túi khí SRS sẽ hạn chế va đập vùng đầu với các vật thể khác trong xe, đồng thời hấp thụ một phần lực ảnh hưởng đến tài xế và hành khách trên xe.
Cơ chế hoạt động của túi khí?
Túi khí SRS sẽ trải qua 3 giai đoạn chính trong thời gian ngắn khi xe gặp nạn đến lúc túi khí bung ra. Đầu tiên, hệ thống điều khiển chính (ACU) sẽ điều khiển các cảm biến va chạm, gia tốc, tốc độ và áp lực phanh,…để nhận biết mức độ ảnh hưởng.
Khi giá trị vượt quá mức quy định thì ngòi nổ trong bộ thổi sẽ đánh lửa. Cuối cùng là túi khí bung ra để giảm tác động đến hành khách.
Có phải cứ va chạm là túi khí bung?
Câu trả lời là không mà sẽ tuỳ trường hợp. Theo thứ tự phản ứng, khi có va chạm với vật thể khác, hệ thống gum gầm, thân xe sẽ hấp thụ một phần lực để giảm lực tác động vào cabin. Sau đó, dây đai an toàn sẽ giữ hành khách không lao về phía trước do quán tính. Tại đây quá trình phản ứng an toàn sẽ dừng lại, nu vụ va chạm không đủ đe doạ tính mạng người trong xe thì túi khí sẽ không bung ra.
Vậy túi khí bung khi nào?
Các cảm biến đặt ở phía trước xe, trên thân xe đưa về bộ điều khiển trung tâm ECU sẽ quyết định đến việc túi khí bung. Thông tin này được dựa trên các yếu tố như gia tốc dừng, độ hấp thụ lực, độ biến dạng, xê dịch của các bộ phận cố định trên xe. ECU tính toán, phân tích nguồn thông tin và xác định mức độ nguy hiểm để bung túi khí, điều này lại phụ thuộc vào quan điểm của từng nhà sản xuất và đặc trưng riêng của các dòng xe.
Vấn đề này cũng phụ thuộc tuỳ vào từng hãng thiết kế, có hãng bắt buộc người ngồi trong xe phải cài dây an toàn thì túi khí mới bung khi va chạm. Nếu ECU nhận thấy mức độ nguy hiểm đủ để túi khí bung thì túi khí sẽ bung mà không quan tâm đến dây an toàn. Điển hình như hãng xe Toyota, Volkswagen hay BMW.
Không có người ngồi, túi khí có bung?
Khi va chạm mạnh, túi khí ở ghế lái chắc chắn sẽ bung, còn các túi khí ở vị trí không có người ngồi bung hay không cũng phụ thuộc vào tuỳ từng xe. Thường thì nhiều hãng xe lắp thêm cảm biến lực dưới ghế để phát hiện ra một lực tác động đủ lớn như có người ngồi để túi khí ghế phụ bung. Biện pháp này nhằm rủi ro nếu có trẻ em ngồi ở ghế sau.
Khi nào cần thay túi khí ô tô?
Trong quá trình di chuyển, không phải khi va chạm, tất cả các túi khí đều phải bung. Chẳng hạn như các túi khí bên và túi khí phía trên được thiết kế để hoạt động khi xe bị đâm mạnh từ bên sườn.
Khi xe bị va đập chéo hoặc trực diện ở sườn xe nhưng không ở khu vực khoang hành khách, các thiết bị này có thể không nổ. Như vậy, việc túi khí bung hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như lực va chạm, góc va chạm, việc thắt dây an toàn và tùy vào cách thiết lập ngưỡng túi khí hoạt động của từng hãng xe.
Túi khí ô tô giá bao nhiêu?
Có nhiều người thắc mắc, thay túi khí xe hơi bao nhiêu tiền, để trả lời cho câu hỏi này thì cần kiểm tra loại túi khí mà bạn muốn thay. Bời vỉ giá túi khí xe ô tô phụ thuộc rất nhiều vào độ thông dụng của xe ô tô cũng như yếu tố tỉ mỉ trong cấu tạo, chính xác trong vận hành,…
Hiện nay túi khí ô tô được cung cấp từ rất nhiều nguồn, chính phẩm có, không chính phẩm có nguồn gốc rõ ràng có, không chính hãng không rõ nguồn gốc cũng nó nốt. Theo đó, giá túi khí ô tô của xe phổ thông từ 5-25 triệu VNĐ.