Hệ thống lái trợ lực điện EPS là một trong những hệ thống thông minh mới được áp dụng gần đây. Vì vậy mà việc tìm hiểu nguyên lý hoạt động của cụm chi tiết này là khá khó khăn với không ít người tò mò muốn biết được cấu tạo và chức năng của từng bộ phận trong cụm. VHP Auto xin giới thiệu cùng các bạn nguyên lý hoạt động của của hệ thống lái trợ lực điện EPS để có thể hiểu rõ hơn.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống lái trợ lực điện EPS
Được cải tiến lên từ những kết cấu cơ học, hệ thống lái trợ lực điện dùng thêm 1 mô tơ điện trợ lực và hệ thống điều khiển chính xác và an toàn hơn. Khi hệ thống điện này gặp trục trặc, sẽ được điều khiển đến các chế độ dự phòng hoặc tạm ngừng trợ lực trên hệ thống. Do có ít cơ cấu cơ học nên hệ thống lái trợ lực điện được đánh giá là sửa chữa dễ hơn. Tính kinh tế nhiên liệu cũng được đảm bảo khi do không phải dẫn động bơm trợ lực lái như trước nữa.
Sơ đồ của hệ thống lại trợ lực điện EPS
Chức năng của các chi tiết trong hệ thống trợ lực điện EPS
– Ở cơ cấu cụm lái bao gồm cảm biến momen và mô tơ điện DC : Chức năng của cảm biến momen là phát hiện sự xoay của thanh xoắn, tính toán momen tác dụng lên thanh xoắn nhờ vào sự thay đổi của điện áp đặt trên đó đồng thời chuyển điện áp này về EPS ECU. Mô tơ điện DC sẽ tạo ra lực tùy vào tín hiệu mà EPS ECU nhận được để điều khiển hợp lý và chính xác.
– ECU ESP có chức năng vận hành mô tơ gắn trên lực lái để tạo ra lực trợ lực căn cứ vào tín hiệu từ cảm biến, tốc độ xe và tốc độ động cơ.
– ECU động cơ đưa tín hiệu tốc độ động cơ tới EPS ECU.
– Cụm đồng hồ bảng táp lô đưa tín hiệu tốc độ xe đến EPS ECU
– Đèn cảnh báo ESP trên bảng đồng hồ táp lô bật đèn báo khi có bất kỳ hư hỏng nào trên hệ thống.
Mô tơ trợ lực lái và trục lái
Cơ cấu giảm tốc sẽ giảm vận tốc truyền động của mô tơ điện DC và truyền tới trục thứ cấp. Các bạn có thể xem cụ thể ở hính dưới:
Cơ cấu cảm biến momen xoắn
>> Có thể bạn quan tâm: Thước lái ô tô và những dấu hiệu hư hỏng thường gặp