Đầu tư một khoản không nhỏ mới có thể sở hữu một chiếc ô tô, sau một thời gian sử dụng còn tốn thêm chi phí sửa chữa nếu gặp trục trặc, hỏng hóc. Nắm vững 7 mẹo bảo dưỡng ô tô dưới đây sẽ giúp các bạn khéo dài tuổi thọ các chi tiết phụ tùng trên xe, giúp xe vận hành bền bỉ, lâu hỏng hóc, đỡ tồn kém chi phí sửa chữa hơn.
Các mẹo bảo dưỡng ô tô:
Kiểm tra dây cu roa cam hay còn gọi là dây T-Belt
Dây cu roa cam hay còn gọi là dây T-Belt được sử dụng trong xe có hệ thống dẫn động bằng xích giúp các bộ phận của động cơ hoạt động trơn tru. Thông thường xe ô tô được khuyến cáo từ nhà sản xuất xe là thay mới ở khoảng 60.000 km. Nếu xe không có hệ thống dây cu roa cam chất lượng, không được kiểm tra định kỳ để biết tình hình hay thay mới thì có thể dẫn đến triệu chứng xe phải nằm lại dọc đường do bị bể bơm nước hay xupap làm bể pít tông. Đặc biệt nên lưu ý không tự thay mới dây T-Belt mà cần mang ra gara ô tô để nhân viên kỹ thuật hỗ trợ.
Thay dầu nhớt
Dầu nhớt của từng bộ phận sẽ hao hụt, hết hạn sử dụng trong quá trình vận hành vì vậy cần kiểm tra thường xuyên để thay mới. Căn cứ vào số kilomet hay tình trạng dầu nhớt trong xe ô tô để thay mới, không phải cứ thay nhiều là tốt. Một số xe phải đối diện với tình trạng phải thay mới thiết bị do dầu nhớt bị khô, lắng cặn bẩn gây ma sát tạo nên ăn mòn, gây trầy xước… Thay dầu nhớt cho xe ô tô cũng phải tùy theo từng bộ phận, chi tiết, có rất nhiều loại dầu nhớt được sử dụng riêng, chuyên dụng cho từng chi tiết máy.
Bảo dưỡng hệ thống làm mát
Hệ thống làm mát là công cụ hỗ trợ đắc lực cho động cơ xe khi xe hoạt động liên tục tạo ra nhiệt lượng cao. Cần kiểm tra lượng dung dịch làm mát trong két nước, tránh để khô dẫn đến tình trạng động cơ bị quá nóng. Dung dịch làm mát cũng quan trọng không kém gì xăng dầu, cần cung cấp thêm nếu dung dịch thấp quá mức cho phép và nên nhớ không dùng nước đổ thêm vào.
Kiểm tra cả hệ thống ống dẫn, nếu có xảy ra rò rỉ thì nên mang ngay xe đến gara để sửa chữa, thay mới. Nhờ hệ thống làm mát, ổn định nhiệt giúp động cơ hoạt động bền bĩ hơn trong thời gian lâu hơn. Thông thường hệ thống làm mát động cơ được làm vệ sinh hoặc thay mới khi di chuyển được khoảng 30.000 kilomet.
Sử dụng nhiên liệu chất lượng cho xe
Trên thị trường đang có rất nhiều sản phẩm phụ gia nhiên liệu được quảng cáo mang lại hiệu quả cho xe ô tô như máy bốc hơn, xe chạy nhanh hơn, động cơ tăng tốc nhanh hơn… Tuy nhiên người sử dụng xe nên sử dụng nhiên liệu chất lượng, không nên lạm dụng các nguyên liệu hay phụ gia được pha trộn thêm.
Đầu tư hệ thống phanh, lốp xe chất lượng
Hệ thống phanh cần được bảo dưỡng thường xuyên bởi đây là một trong những bộ phận bảo đảm cho sự an toàn của bạn khi vận hành. Cần đảm bảo hệ thống phanh được thông suốt, không bị mòn hay có bụi bẩn, đất cát lọt vào trong đĩa phanh gây hư hỏng, xô lệch đĩa phanh, mòn đĩa phanh… Khi có vấn đề với hệ thống phanh người lái xe có thể cảm nhận ngay trong quá trình lái.
Lốp xe là bộ phận quan trọng có nhiệm vụ nâng đỡ cả khung xe và các bộ phận khác, cũng là bộ phận duy nhất ma sát, tiếp xúc với mặt đường. Vì vậy, cần theo dõi để kịp thời phát hiện ra độ mòn, vết nứt gãy trên lốp xe để thay thế khi đến hạn cần thay thế.
Sử dụng phụ tùng thay thế chất lượng
Nên sử dụng những thiết bị, phụ tùng ô tô chính hãng, đảm bảo chất lượng để thay thế. Những thiết bị rẻ tiền sẽ có chất lượng kém, mau hoen gỉ, mòn hay mất đi khả năng hoạt động. Thường xuyên thay mới sẽ tốn kém hơn đầu tư thiết bị chất lượng ngày từ đầu.
Kiểm tra xe định kỳ
Thông thường các hãng xe hay gara sẽ thông báo cho bạn lịch kiểm tra, bảo dưỡng xe khi mới mua theo thông số kỹ thuật hay số kilomet xe vận hành, thay nhớt. Nhưng nếu đã sử dụng xe lâu bạn nên tự chủ động đưa xe ra hãng hay gara để kiểm tra xe định kỳ 6 tháng hay ít nhất 1 năm 1 lần.
Việc kiểm tra định kỳ có thể tốn kém nhưng bảo đảm được an toàn cho người sử dụng. Hơn nữa những lỗi nhỏ khi được kiểm tra theo dõi thường xuyên cũng sẽ giúp tiết kiệm chi phí khi có thể sửa chữa mà không cần thay mới. Nếu những triệu chứng này để lâu sẽ ảnh hưởng đến những bộ phận khác, rất có thể bạn phải tốn nhiều chi phí hơn khi phải thay mới nhiều chi tiết.
> Xem thêm:
- Bầu trợ lực phanh và những lưu ý khi bảo dưỡng
- Trục láp ô tô – Những dấu hiệu hư hỏng và cách bảo dưỡng
- 5 mốc bảo dưỡng động cơ xe ô tô cần nhớ!
- Những lưu ý khi bảo dưỡng xe