Đèn pha ô tô là bộ phận rất quan trọng trên xe ô tô. Có rất nhiều nguyên nhân khiến đèn pha ô tô bị hỏng hóc, gặp vấn đề. Ở bài viết này các bạn hãy cùng VHP Auto tìm hiểu về những nguyên nhân đèn pha ô tô bị hư hỏng để dễ dàng khắc phục, đảm bảo an toàn khi vận hành nhé!
6 nguyên nhân đèn pha ô tô bị hư hỏng thường gặp:
Cháy bóng đèn
Bóng đèn thường có tuổi thọ trung bình khoảng từ 500-2000 giờ lái xe ban đêm. Nên thay bóng sau 5 năm sử dụng. Nếu xe thường xuyên hoạt động vào ban đêm thì nên chú ý để thay thế.
Cháy cầu chì đèn pha
Thường thì cầu chì đèn pha có thể bị cháy nguyên nhân do bóng đèn hoạt động với công suất không phù hợp hoặc do sự cố ngắn mạch. Cầu chì được thiết kế để “cháy” khi phương tiện đang nạp quá nhiều điện tích. Nếu cầu chì gặp sự cố hãy nhanh chóng thay thế nó.
Công tắc rơle đèn pha bị lỗi
Công tắc rơle thông qua một hoặc nhiều rơle để điều khiển bóng đèn, nếu đèn pha không hoạt động thì vấn đề có thể nằm ở công tắc rơle bị lỗi. Nên thay thế rơle để đèn pha hoạt động lại bình thường.
Do dây điện bị lỗi hoặc hỏng
Dây điện có thể bị đứt, bị ăn mòn, kết nối kém hoặc bị hư hỏng. Làm cho dây dẫn không thể truyền năng lượng điện hiệu quả đến đèn pha gây nhấp nháy.
Máy phát điện không hoạt động
Khi ô tô sử dụng đèn pha Xenon, nếu máy phát điện bị hỏng xe sẽ không sáng. Bởi với đèn pha này để đưa xenon và muối về trạng thái plasma, máy phát HID phải tăng điện áp lên đến 30.000V, rồi ổn định khoảng 90V khi bóng đèn hoạt động.
Công tắc bật đèn pha bị hỏng
Với những xe thường xuyên hoạt động vào ban đêm việc bật, tắt công tắc nhiều lần sẽ làm mòn hoặc bị nhờn. Để tránh tình trạng này cần được kiểm tra định kỳ.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp trên đây sẽ giúp các bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích và hiểu hơn để chăm sóc xế yêu của mình nhé!
>> Xem thêm: Cách bật và căn chỉnh các loại đèn pha ô tô