Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của trục các đăng

Trục các đăng ô tô là bộ phận rất quan trọng trên ô tô. Thuộc hệ thống truyền lực trên ôtô, đảm nhận vai trò truyền mô-men và lực giữa hộp số, hộp số phụ đến cầu xe, hoặc giữa các cụm của hệ thống truyền lực. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của trục các đăng qua bài viết này nhé!

Cấu tạo của trục các đăng

Trục các đăng bao gồm hai bộ phận chính là trục các-đăng và khớp các-đăng.

  • Trục các-đăng có tác dụng truyền mô-men, trục các-đăng là một thanh kim loại hình trụ dài được nối với các chi tiết xung quanh bởi khớp các-đăng.
  • Khớp các-đăng vừa có tác dụng truyền mô-men vừa có tác dụng thay đổi phương truyền. Thông thường một bộ truyền động các-đăng bao gồm ít nhất là hai trục các-đăng kết hợp với một hoặc nhiều khớp các-đăng.

Trục các đăng

Trục các đăng phải được làm bằng vật liệu cứng, có khả năng chịu lực tốt, vì phần lớn các trục các đăng đều có chiều dài tương đối lớn trong khi đó lại không được đỡ bởi giá đỡ nên đòi hỏi trục phải đủ độ cứng và bền để chịu được lực tác động trong động cơ xe ô tô. Bên cạnh đó yêu cầu về mặt vận tốc góc của trục vào và trục ra phải đồng nhất nhau thì mới đảm bảo được hoạt động của động cơ xe.

Nguyên lý hoạt động của các-đăng

Trục các-đăng có nhiệm vụ truyền lực, mô-men giữa các cụm đặt cách xa nhau như: Giữa hộp số phụ đến cầu xe, sử dụng trong những xe ô tô có động cơ đặt phía trước dẫn động cầu sau, Giữa các cụm cách xe nhau có chuyển động đều cần phải có sự tham gia của trục các-đăng. 

Trục các-đăng được thiết kế linh hoạt phù hợp trong các trường hợp truyền động mà khoảng cách thay đổi liên tục. Bạn thử nghĩ xem, nếu thay trục các-đăng bằng các ống thép cố định thì khi việc chuyển động sẽ nhanh chóng làm cho các ống thép này bị nứt gãy, khi đó sẽ làm gián đoạn hoạt động của động cơ.

Vị trí truyền động các-đăng trên xe ô tô

Hầu hết tất cả các xe ô tô đều được trang bị trục các-đăng ở 3 vị trí chính:

  • Nối từ trục ra của hộp số chính tới trục vào của bộ bánh răng quả dứa của bộ truyền động cầu xe. Đối với xe tải thì nối từ trục ra của hộp số phụ với trục vào của bộ bánh tăng của bộ truyền động, đối với xe hai cầu hoặc xe dẫn động thì nối từ các vị trí phụ như tời đến bộ bánh răng trong bộ truyền động.
  • Vị trí thứ 2 của trục các-đăng là nối từ trục ra của bộ truyền động tới bánh xe hướng dẫn.
  • Vị trí thứ 3 là nằm trên hệ thống lái của xe.

Đối với mỗi loại xe thì trục các-đăng sẽ được thiết kế sao cho phù hợp với hoạt động của xe.

Vị trí trục các đăng trên ô tô

Phân loại bộ truyền động các-đăng

Bộ truyền động các-đăng được phân loại theo kết cấu của trục các-đăng hoặc theo kết cấu khớp các-đăng:

Theo kết cấu trục các-đăng

Đối với các loại ô tô tải hay các loại ô tô có động cơ đặt ở phía trước nhưng dẫn động ra cầu sau thì thường sử dụng các loại trục rỗng. Đặc điểm của trục rỗng là nhẹ và có thể thay đổi được độ dài tuy nhiên trục rỗng thường lớn nên thường chỉ sử dụng ở những xe có không gian lớn.

Đối với bộ truyền động các-đăng ở các vị trí như giữa hộp giảm tốc cầu tới bánh xe chủ động thường sử dụng trục đặc. Trục đặc thường nhỏ và gọn do đó không tiêu tốn nhiều không gian, tuy nhiên trục đặc thì không thay đổi được độ dài.

Theo kết cấu khớp các-đăng

Có hai loại khớp các-đăng chính là khớp các-đăng mềm và khớp các-đăng cứng.

  • Khớp các-đăng mềm: thường là làm bằng cao su và có kích thước nhỏ. Đối với loại khớp các-đăng mềm này thì thường coi là trục các-đăng. Hầu hết các trường hợp sử dụng khớp các-đăng mềm thường nhằm mục đích để nối dài các trục các-đăng. Khớp các-đăng mềm có ưu điểm là không cần phải bảo dưỡng nhiều, tuy nhiên khớp các-đăng mềm đòi hỏi phải được làm bằng vật liệu cao su có độ bền cao, không bị hỏng hóc do tác động của môi trường.
  • Khớp các-đăng cứng: Đây là loại khớp các-đăng được sử dụng chủ yếu trên ô tô. Khớp các đăng này thường có cấu tạo phức tạp do đó cần phải được bảo dưỡng chăm sóc thường xuyên. Có hai loại khớp các-đăng cứng là dạng trục và dạng bi.

Phân loại bộ truyền động các đăng theo kết cấu khớp các đăng

Theo đặc tính tốc độ góc của khớp các-đăng

Phân loại theo đặc tính tốc độ góc của khớp các-đăng có hai loại là khớp các-đăng đồng tốc và khớp các đăng khác. Loại khớp các-đăng đồng tốc được sử dụng ở những vị trí có không gian hẹp. Khớp các-đăng đồng tốc thường có cấu tạo đơn giản nhưng khả năng truyền động tốt, tuy nhiên yêu cầu kỹ thuật trong chế tạo khớp các đăng đồng tốc rất cao, vật liệu có khả năng chịu lực tốt do đó giá thành của loại khớp các đăng này thường rất cao. 

Khớp các đăng khác thường có cấu tạo đơn giản hơn, giá thành cũng rẻ và thường sử dụng trong trường hợp góc thay đổi mô men lớn.

Phân loại theo đặc tính tốc độ của khớp các đăng

Theo số lượng khớp các-đăng trong bộ truyền

  • Loại đơn: Nghĩa là chỉ sử dụng một khớp các đăng trong bộ truyền động, khớp các đăng này thường là đồng tốc.
  • Loại kép: Được sử dụng trong trường hợp truyền mô-men xoắn giữa hai cụm có khoảng cách lớn, loại khớp các-đăng kép được sử dụng trong cả hai trường hợp là đồng tốc và khác tốc.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của trục các đăng, hy vọng bài viết sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho bạn đọc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *