Dù không gây nguy hại trực tiếp nhưng két nước ô tô gặp vấn đề có thể ảnh hưởng đến sự vận hành bền bỉ của xe về lâu về dài. Trong bài viết này, các bạn đọc hãy cùng VHP auto tìm hiểu về những vấn đề hư hỏng thường gặp ở két nước ô tô nhé!
> Xem thêm:
Những hư hỏng thường gặp ở két nước ô tô:
Tắc két nước ô tô:
Đây là hư hỏng phổ biến nhất, nguyên nhân dẫn đến hư hỏng này hoàn toàn là do chủ xe chứ không đến từ lí do khách quan. Nhiều chủ xe quên việc thay nước làm mát ô tô định kỳ khiến cho hệ thống két nước làm mát bị tắc. Bên cạnh đó, việc sử dụng nước làm mát kém chất lượng, nước làm mát không phù hợp với xe cũng gây ra tình trạng này.
Két nước sau một thời gian dài hoạt động sẽ bị tích tụ cặn bẩn khiến sự lưu thông của nước làm mát giảm xuống hoặc bị tắc nghẽn. Vì vậy, chủ xe cần thay mới nước làm mát và kiểm tra két nước ô tô định kì để tránh sự cố này.
Để thông két nước làm mát ô tô, chủ xe cần chuẩn bị những dụng cụ như sau:
- Một tuýp keo máy
- Một nhíp loại nhỏ
- Một vòi xịt nước máy
- Một thanh thép dài nhưng mảnh
Các bước thông rửa két nước ô tô:
Bước 1: Tìm két nước và tháo ra khỏi động cơ xe.
Bước 2: Sử dụng tô vít loại dẹt để cậy vai trên của két nước, sau đó nhấc hẳn ra bên ngoài.
Bước 3: Xả nước liên tục vào đường xả két nước sao cho nước chảy ngược lên bên trên. Sử dụng thanh thép mảnh đã chuẩn bị và chọc vào từng khe hở của két nước. Làm như vậy đến khi nhưng khe này được thông thoáng, không còn bị tắc. Khi việc thông két nước đã hoàn tất, hãy sử dụng nhíp nhỏ để điều chỉnh lại các vách ngăn phía bên ngoài của két nước.
Bước 4: Làm vệ sinh nắp đậy của két nước bằng một tấm vải sạch.
Bước 5: Tra keo vào bề mặt của két nước và nắp, sau đó sử dụng tô vít để khóa nắp đậy với két nước thật chặt.
Bước 6: Bước cuối cùng là lắp lại két nước về vị trí cũ.
Hỏng bơm nước
Bơm nước đưa nước làm mát vào bên trong động cơ, đi qua két làm mát sau đó quay ngược lại để tiếp tục làm mát động cơ.
Nếu bơm nước bị hỏng, nước làm mát sẽ bị kẹt lại và không được lưu thông. Hậu quả là động cơ bị tăng nhiệt, sôi nước.
Hư hỏng thường gặp nhất ở bộ phần bơm nước là cánh bơm bị cụt do nước làm mát không còn tác dụng khiến các tạp chất bên trong nó bị biến chất, ăn mòn cánh bơm. Bên cạnh đó, cách bơm luôn phải vận hành trong môi trường nhiệt độ lớn và tần suất hoạt động cao nên bị ăn mòn rất nhanh. Ngoài ra, tình trạng rò rỉ nước làm mát qua bộ phận phớt chặn của bơm khiến nước làm mát nhanh chóng cạn kiệt cũng là nguyên nhân khiến bơm bị hỏng.
Ngoài ra cũng có trường hợp bơm không bị hỏng nhưng dây đai dẫn động bơm bị trùng, do đó mà nước là mát không được lưu thông trôi chảy và khiến nhiệt độ động cơ tăng cao.
Hỏng van hằng nhiệt
Van hằng nhiệt giúp giảm thời gian sấy nóng của động cơ. Bộ phận này sẽ ngăn không cho nước làm mát lưu thông đến nơi khác khi nhiệt độ động cơ chưa va chạm tới mức tối thiểu để hoạt động. Khi van hằng nhiệt bị kẹt, nhiệt độ động cơ sẽ tăng cao, vì van không thể mở khi quá trình sấy nóng chấm dứt và nước làm mát không được lưu thông. Két nước ô tô nóng lên là dấu hiệu của sự cố này.
Hiện nay, các nhà sản xuất xe hơi hiện đại đã sử dụng ECU để điều khiển tốc độ quạt gió trong hệ thống làm mát của xe. ECU sẽ thực hiện điều này căn cứ vào tín hiệu cảm biến nhiệt độ của dung dịch làm mát. Vì vậy, chỉ cần cảm biến này gặp trục trặc, quạt sẽ không thể hoạt động một cách chính xác và nước không được làm mát. Bên cạnh đó, các sự cố như đường ống dẫn nước bị vỡ, nứt cũng là vấn đề nghiêm trọng đối với két nước ô tô.
Những lưu ý quan trọng trong vấn đề bảo dưỡng và sửa chữa két nước ô tô
Để tránh phải sửa chữa két nước ô tô, nước làm mát xe nên được thay định kỳ sau khoảng từ 1 – 3 năm sử dụng tùy từng loại xe; Cần kiểm tra nước làm mát vào mỗi lần bảo dưỡng xe để chắc chắn lượng nước làm mát còn đủ để xe sử dụng. Khi bổ sung nước làm mát, cần lựa chọn nhãn hiệu uy tín, chất lượng cao. Không nên ham rẻ mà sử dụng những loại nước làm mát kém chất lượng.
Nếu đang điều khiển xe mà động cơ xe bị nóng bất thường, hãy tắt máy, dừng xe ở vị trí an toàn để tìm cách xử lý đúng đắn. Bên cạnh đó, nên chuẩn bị sẵn nước làm mát phòng trường hợp xe cần bổ sung dung dịch này khi đang di chuyển giữa hành trình.