Dấu hiệu hư hỏng của 10 loại cảm biến thông dụng trên ô tô (p1)

Cảm biến như những giác quan giúp ô tô của bạn vận hành một cách trơn tru, cũng giống như những giác quan mà con người không thể thiếu được. Chức năng chính là truyền tải tín hiệu đến bộ xử lý trung tâm (ECM – Engine Control Module hay ECU – Electronic Control Unit) một cách chính xác để bộ xử lý trung tâm đưa ra thông báo nhanh nhất trên taplo cho bạn khi xe gặp bất kỳ sự cố nào.

10 loại cảm biến trên ô tô

VHP Auto xin tổng hợp những bộ cảm biến thông dụng nhất trên ô tô và những dấu hiệu hư hỏng của chúng giúp các bạn trang bị thêm kiến thức cơ bản để vận hành chiếc xe hơi của mình một cách trơn chu.

1. Cảm biến trục khuỷu (Crankshaft Position sensor)

– Hình ảnh một số dạng cảm biến trục khuỷu:

Cảm biến trục khuỷu
Cảm biến trục khuỷu

Chức năng: cảm biến trục khuỷu có chức năng xác định tốc độ động cơ và vị trí piston. Đồng thời cùng làm việc với trục cam giúp máy tính vừa nhận biết vị trí piston, vừa nhận biết vị trí của các xupap để tính toán thời diểm đánh lửa và lượng nhiên liệu phun vào một cách hợp lý nhất.

Vị trí: Cảm biến vị trí trục khuỷu thường lắp ở vị trí gần puly trục khuỷu, phía trên bánh đà hoặc phía trên trục khuỷu.

Dấu hiệu hỏng hóc: Sáng đèn Check Engine, động cơ có thể gặp hiện tượng Misfire, Backfire hoặc bị rung và động cơ sẽ ngừng hoạt động.

2. Cảm biến vị trí trục cam (Camshaft Position sensor)

Cảm biến trục cam
Cảm biến trục cam

Chức năng: Cảm biến vị trí trục cam có chức năng xác định vị trí của trục cam và cung cấp thông tin cho bộ xử lý trung tâm ECU để tính toán thời điểm phun nhiên liệu hợp lý nhất. Việc cùng làm việc song song với cảm biến vị trí trục khuỷu giúp động cơ luôn có được thời điểm phun xăng và đánh lửa tối ưu nhất.

Vị trí: thường được gắn ở đỉnh xy lanh hoặc ở nắp hộp chứa trục cam.

Dấu hiệu hỏng hóc: Khi cảm biến vị trí trục cam bị lỗi thì xe sẽ có một số dấu hiệu như : Sáng đèn Check Engine,khó khởi động xe khi máy nguội, động cơ có thể chết đột ngột, bỏ máy hoặc không đáp ứng tăng tốc,tốc độ cầm chừng không đều, máy rung vì đánh lửa sai.

3. Cảm biến kích nổ

Cảm biến kích nổ
Cảm biến kích nổ

Chức năng: Thu nhận và truyền tải những rung động mạnh xuất hiện khi động cơ bị nổ rộng vì đánh lửa sớm hay buồng đốt đóng nhiều muội than. Từ đó ECU này sẽ điều chỉnh thời điểm đánh lửa chậm hơn theo một góc độ thích hợp để giảm thiểu hiện tượng này.

Vị trí: được bố trí bên ngoài thân máy, nắp xy lanh hay ngay phía trên ống góp hút.

Dấu hiệu hỏng hóc: Sáng đèn Check Engine, động cơ thường phát ra những tiếng khua kim loại lớn mỗi khi tăng tốc do hiện tượng đánh lửa sớm. Nên thử dùng loại xăng khác có chỉ số octane cao hơn trước khi quyết định sửa chữa hay thay mới cảm biến này.

4. Cảm biến bướm ga (TPS – Throttle Position Sensor)

cảm biến bướm ga
Cảm biến bướm ga

Chức năng: Cảm biến bướm ga có nhiệm vụ thu nhận và truyền tải tất cả những thông tin có liên quan đến lượng khí nạp vào động cơ như lưu lượng, nhiệt độ và độ ẩm cho máy tính của động cơ. Từ đó ECU này sẽ điều chỉnh lượng nhiên liệu cung cấp một cách thích hợp và tiết kiệm nhất.

Vị trí: Cảm biến bướm ga thường được bố trí ở ngay đầu trục của bướm ga (butterfly spindle).

Dấu hiệu hỏng hóc: Khi cảm biến bướm ga bị hỏng thì xe sẽ có một số dấu hiệu như : Sáng đèn Check Engine, động cơ có hiện tượng lên ga không đều, máy chạy ngập ngừng, tốc độ cầm chừng không ổn định, đôi khi tăng tốc đột ngột hay tắt máy bất ngờ,hộp số tự động sang số không bình thường.

5. Cảm biến ô xy (Oxygen sensor)

Cảm biến ôxy
Cảm biến ôxy

Chức năng: Cảm biến oxy có chức năng đo lượng oxy dư trong khí thải động cơ và truyền tín hiệu về ECU nhằm điều chỉnh tỉ lệ nhiên liệu và không khí cho phù hợp. Cảm biến ô xy được gắn trên đường ống xả

Vị trí: Cảm biến oxythường được bố trí trên đường thoát khí cháy của động cơ.

Dấu hiệu hỏng hóc: Sáng đèn Check Engine, xe không đạt kiểm tra khí xả, tiêu tốn nhiên liệu một cách bất thường.

Trường hợp xe không vượt qua được đợt kiểm tra kỹ thuật định kỳ hàng năm (inspection) do hàm lượng của một số hóa chất trong khí thải (HxCy, NOx, CO, SOx,…) sinh ra do sự hình thành của muội than carbon sẽ vượt quá trị số cho phép và gây ô nhiễm môi trường, thường phải thay mới bộ cảm biến oxy để cải thiện tình trạng này.

Trên đây là 5 trong số 10 loại cảm biến thông dụng trên ô tô mà VHP Auto tổng hợp cho quý khách tham khảo. Xem thêm tại: 10 loại cảm biến thông dụng trên ô tô và những dấu hiệu hư hỏng (p2)

Xem thêm:

Các loại cảm biến Suzuki có sẵn tại VHP Auto

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *