Cách điều chỉnh chân côn ô tô

Với những lỗi chân côn đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tự điều chỉnh chân côn ô tô mà không cần mang xe ra trung tâm sửa chữa.

Chân côn là gì, cấu tạo và nguyên lý hoạt động?

Chân côn ô tô hay còn gọi là hệ thống ly hợp của xe, đây là chi tiết để nối giữ hộp số động cơ và bánh xe.

Cấu tạo chân côn ô tô bao gồm: vòng bi ly hợp, xy lanh cắt ly hợp, nắp ly hợp và đĩa ly hợp

Chức năng chính là đóng ngắt kết nối động cơ và bánh xe để chuyển số khi đang chạy xe.

Nhưng sau khi sử dụng một thời gian, chân côn ô tô nặng hoặc nhẹ hơn thông thường, khiến bạn phải điều chỉnh chân côn ô tô để cân bằng lại hành trình chân côn.

 

Cấu tạo chân côn ô tô
Cấu tạo chân côn ô tô

Nguyên lý hoạt động của chân côn: 2 trục bánh và một trục quay được kết nối với động cơ. Trụ còn lại sẽ nối hộp số và cầu truyền động và bánh xe. Vậy khi bạn đạp côn, tức là 2 trục sẽ tách ra và trục kết nối với động cơ quay và trục kia thì không. Sau đó, khi bạn nhả côn thì 2 trục sẽ lập tức chạm nhau và lực ma sát sẽ khiến trục kết nối với hệ thống trung gian dẫn bánh chuyển động.

Điều chỉnh chân côn ô tô

Điều chỉnh chiều cao các đòn mở

Sử dụng thước cặp để đo đầu đòn mở tới bề mặt làm việc của đĩa ép và phải nằm trong phạm vi cho phép theo hãng đã quy định. Nếu khoảng cách ở các đòn mở không bằng nhau thì phải chỉnh lại và không được chênh lệch quá 0.3mm. Đòn mở được lắp trên bu lông, có thể thay đổi chiều cao bu lông để thay đổi chiều cao của đòn mở. Hoặc nếu đầu đòn có các bu lông điều chỉnh thì chỉ cần nới đai ốc để điều chỉnh bu lông ra hay vào tùy theo hướng cần điều chỉnh.

Điều chỉnh hành trình tổng cộng và tự do của bàn đạp chân côn

Hành trình tự do của chân côn là khoảng cách từ bàn đạp đến vị trí mà vòng bi triệt tiêu hết các khe hở tự do (lúc bắt đầu tiếp xúc với đầu đòn mở), người lái khi nhấn bàn đạp chân côn sẽ cảm thấy nặng. Sau đó, hành trình tiếp theo tới sát sàn xe ô tô gọi là hành trình làm việc (để cắt côn hoàn toàn). Và tổng hai hành trình đó là hành trình tổng cộng.

Hành trình tự do là hành trình từ lúc nhấn côn đến khi cảm thấy được sức nặng
Hành trình tự do là hành trình từ lúc nhấn côn đến khi cảm thấy được sức nặng

Dùng thước kê vuông góc với sàn xe đo độ cao của bàn đạp, nếu chiều cao đúng chuẩn theo quy định của từng hãng xe thì được. Nếu không chuẩn thì phải chỉnh lại chiều cao sao cho đúng chuẩn bằng cách thay đổi chiều dài bu lông tỳ cần. Sau đó, nhờ một người khác để đạp chân ga tới sàn để đo khoảng cách hành trình tổng cộng lại. Nếu hành trình tổng cộng của chân côn ô tô thấp hoặc cao hơn bình thường, sẽ phải cân bằng lại chiều dài hành trình tự do của chân côn, ví dụ đối với với các loại xe Toyota chiều dài hành trình tự do chân côn là 5 – 15mm.

Sau khi cảm thấy nặng tới lúc chân côn tới sát sàn là hành trình làm việc của chân côn
Sau khi cảm thấy nặng tới lúc chân côn tới sát sàn là hành trình làm việc của chân côn

Nếu không đúng theo chuẩn mà các hãng xe đã quy định thì cần thay đổi chiều dài của thanh kéo bằng vít chỉnh. Đối với các cấu tạo động thủy lực, cần chỉnh bằng cách nới ốc hãm vặn vít điều chỉnh để thay đổi chiều dài ty đẩy nối từ bàn đạp ly hợp tới piston xy lanh chính. Ngoài ra, đối với các loại dẫn động phanh thủy lực, bạn cần kiểm tra hành trình dịch chuyển bàn đạp tính từ khi nhấn côn tới khi ty đẩy bắt đầu tác dụng tới piston xi lanh. Và hành trình cho phép là 1 – 5mm.

Xả khí

Sau khi chỉnh chân côn ô tô, cũng cần xả khí trong hệ thống thủy lực để đảm bảo không ảnh hưởng tới khả năng hoạt động chân côn. Đầu tiên, lắp ống nhựa vào ống xả khí, còn đầu còn lại cắm vào lọ hứng dầu phanh. Sau đó, nhấn bàn đạp côn và giữ nguyên ở vị trí đạp, đồng thới nới ốc xả khí tới khi thấy dầu phanh chảy ra thì vặn lại ốc thoát khí.

Khí nằm ở ống dầu thủy lực có thể gây ảnh hưởng đến quá trình cắt côn của xe
Khí nằm ở ống dầu thủy lực có thể gây ảnh hưởng đến quá trình cắt côn của xe

Trên đây là những hướng dẫn cơ bản về cách chỉnh chân côn ô tô để giúp bạn có thể hiểu rõ các bước, nhằm đảm bảo hệ thống chân côn ô tô hoạt động hiệu quả và giảm thiểu các rủi ro. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, chân côn ô tô sẽ bị một số trục trặc như bị kẹt hay bị trượt… khiến bạn gặp nhiều rắc rối. Do đó, khi bạn gặp những dấu hiệu liên quan tới bộ ly hợp, bạn cần phải tới trung tâm bảo dưỡng có uy tín để có giải pháp khắc phục các vấn đề một cách sớm nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *