Qua thời gian sử dụng, rô tuyn sẽ bị mòn, hư hỏng và gây ra các tiếng động bên dưới gầm xe. Nếu rô tuyn bị siết quá chặt sẽ khiến việc lái xe trở nên khó khăn, vô lăng cứng khó điều khiển. Vì vậy các bạn cần biết cách kiểm tra rô tuyn ô tô để biết trước những hư hỏng.
Các cách kiểm tra rô tuyn ô tô
>> Xem thêm: Rô tuyn xe ô tô là gì? Phân loại Rô tuyn
Tìm kiếm dấu hiệu rò rỉ
- Khi xe đậu trên nền phẳng bạn nên quan sát bên dưới gầm xe vị trí của rô tuyn trụ đứng bắt với ngỗng trục và rô tuyn lái. Quan sát miếng cao su che bụi và giữ lớp mỡ bôi trơn có bị rách hay có lớp mỡ nào bị tràn ra ngoài không. Nếu có thì có thể rotuyn đã bị hư hỏng và không còn hoạt động một cách tốt nhất.
- Đồng thời bạn nên chú ý xem chốt chặn trên đai ốc còn không, chốt này có thể bị gãy hoặc bị rỉ xét khiến đai ốc bị tuông ra. Như vậy rất nguy hiểm và khiến rô tuyn rơi ra khỏi ngỗng trục.
Nâng bánh xe lên bằng con đội thủy lực
Dùng con đội thủy lực kê bên dưới thanh càng A gần với rô tuyn cần kiểm tra của các bánh trước và nâng xe lên. Làm như vậy để không còn lực ép của hệ thống treo lên rô tuyn khi bạn kiểm tra nữa. Bạn chỉ cần đội sao cho bánh xe nâng lên khỏi mặt đất khoảng vài phân là có thể kiểm tra được.
Lắc bánh xe và kiểm tra độ rơ
Dùng hai tay tay lắc bánh xe theo phương ngang và dọc. Nếu rotuyn lái bị mòn hay bị hư hỏng thì bánh xe sẽ có độ rơ khi bạn lắc theo phương ngang.
Ngoài ra còn có tiếng kêu lục cục phát ra, nếu bánh xe cũng có độ rơ theo phương dọc thì có thể các rotuyn trụ đứng đã bị mòn và hư hỏng. Tuy nhiên đôi khi bạc đạn bánh xe bị hư hỏng hay bị lỏng cũng gây ra độ rơ và tiếng kêu khi lắc bánh xe.
Sửa chữa và thay thế nếu cần thiết:
Nếu bạn nhận thấy rotuyn đã bị hư hỏng hãy tiến hành thay thế bộ phận này để tránh gây hư hại cho hệ thống lái cũng như hệ thống phanh đĩa. Cách tốt nhất là mang xe tới garage để các kỹ thuật viên có kinh nghiệm kiểm tra và sửa chữa.
Đôi khi bạn cũng cần bảo dưỡng cho các khớp rotuyn bằng cách bơm mỡ thông qua các vú mỡ trên rotuyn.