Về cơ bản, bộ vi sai giúp các bánh xe quay với tốc độ khác nhau, tạo sự cân bằng và ổn định cho xe, đặc biệt khi vào cua. Vậy nguyên lý hoạt động của bộ vi sai ô tô ra sao, bạn hãy cùng VHP Auto tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Lý do cần phải có vi sai:
Khi ôtô chạy trên đường thẳng, các bánh xe có tốc độ như nhau, do đó không có ảnh hưởng gì đến độ cân bằng, ổn định của xe. Nhưng khi vào cua, bánh xe phía trong có quãng đường ngắn hơn bánh xe phía ngoài, do đó để xe có thể vào cua, vận tốc của bánh xe phía ngoài lớn hơn.
2. Chức năng của vi sai:
- Thay đổi tốc độ của các bánh xe (trái, phải) khi xe đi vào đường cong cua
- Truyền momen của động cơ tới bánh xe.
- Đóng vai trò là cơ cấu giảm tốc độ cuối cùng trước khi momen xoắn truyền tới các bánh xe.
3. Cấu tạo của vi sai:
Hộp vi sai ô tô gồm 2 phần cơ bản: truyền lực cuối và truyền lực vi sai.
Truyền lực cuối: bánh răng chủ động (1) ăn khớp với bánh bị động (2) -> giảm số vòng quay để tăng momen.
Truyền lực vi sai: tạo ra tốc độ quay chênh lệch giữa 2 bánh xe khi chạy đường vòng.
- Vỏ bộ vi sai (3,4) gắn trên bánh răng bị động (2).
- Bánh răng vi sai (6) lắp trên vỏ bộ vi sai.
- Bánh răng bán trục (5) ăn khớp với bán trục (8,9).
4. Nguyên lý hoạt động của bộ vi sai:
a. Khi xe chạy thẳng:
Khi xe chạy thẳng, một lực cản đều nhau tác động lên cả bánh xe bên phải và bánh xe bên trái, vì vậy bánh răng vành chậu, bánh răng vi sai và bánh răng bán trục đều quay như một khối liền để truyền lực dẫn động đến cả hai bánh xe.
b. Khi xe chạy trên đường vòng:
Khi xe chạy trên đường vòng, tốc độ quay của lốp ngoài và lốp trong sẽ khác nhau.Vì vậy chính cơ cấu quay độc lập với tốc độ khác nhau của 2 bán trục nhờ bộ vi sai giúp xe vào vòng êm dịu và dễ dàng.
Nói khác đi, bên trong bộ vi sai, bánh răng bán trục B phía trong quay chậm và bánh răng vi sai phải quay sao cho bánh răng bán trục A phía ngoài quay nhanh hơn.
Trên đây là nguyên lý của vi sai ô tô hay cách mà nó làm cho xe chạy êm qua các đường vòng. Hy vọng cung cấp nhiều kiến thức bổ ích cho bạn đọc.