Cần gạt mưa trên ô tô và những điều cần biết

Tuy chỉ là trang bị nhỏ trên ô tô, nhưng dù hiện đại đến mấy cũng không thể thiếu đi cần gạt mưa. Vậy bạn đã biết gì về công dụng, cách chăm sóc bảo dưỡng, cách thay mới chúng? Cùng VHP Auto tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Công dụng của cần gạt mưa:

Ra đời từ ý tưởng bình dị của một người phụ nữ sống tại New York, cần gạt nước đến nay là trang bị bất di bất dịch trên mỗi chiếc ô tô. Không cần là tài xế thường xuyên, mỗi người dùng xe hơi đều có thể hiểu được tầm quan trọng của công cụ này, đặc biệt trong điều kiện mưa gió hay sương mù dày đặc.

Cần gạt mưa, công cụ hỗ trợ đắc lực trong điều ki thời tiết xấu
Cần gạt mưa, công cụ hỗ trợ đắc lực trong điều ki thời tiết xấu

Cần gạt nước giúp loại bỏ, làm sạch những bụi bẩn và hạt nước bám trên kính chắn gió; đem lại cho lái xe tầm nhìn thông thoáng và tốt nhất. Chỉ với 2 thanh cần có khả năng hoạt động liên tục, sự an toàn của chủ xe và các phương tiện khác sẽ được đảm bảo tối ưu.

Tuy nhiên, sau một thời gian dài hoạt động và chịu tác động từ các yếu tố môi trường, cần gạt nước sẽ bị xuống cấp với những biểu hiện cụ thể dưới đây.

Dấu hiệu hỏng hóc của cần gạt mưa:

Cần gạt nước bị hao mòn bởi các yếu tố môi trường
Cần gạt nước bị hao mòn bởi các yếu tố môi trường

Cần gạt mưa cũ mòn sẽ không còn khả năng nhận lực và truyền lực nhanh nhạy. Lò xo trên cần gạt mưa bị yếu và không thể tạo ra áp lực đủ lớn để lưỡi áp sát vào bề mặt kính chắn gió như trước. 

Lớp cao su tiếp xúc giữa cần và mặt kính bị ăn mòn; xuất hiện gỉ ở các vị trí chốt, ốc trên khung cần. Lưỡi gạt bị cong, vênh, rung và phát ra tiếng cót két khó chịu.

Từ đó phản tác dụng, gây cản trở tầm nhìn người lái
Từ đó phản tác dụng, gây cản trở tầm nhìn người lái

Lúc này, nước chỉ được gạt sạch theo một hướng hoặc thậm chí không thể lau sạch các hạt nước và để lại các vết màu vàng trên kính chắn gió. Dẫn tới cản trở tầm nhìn của người lái và gây ra tình huống nguy hiểm cho lái xe trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Cách kiểm tra và sửa chữa cần gạt mưa

Thông thường, chủ xe cần kiểm tra và thay thế định kỳ trang bị cần gạt mưa mỗi 6-18 tháng. Tuy nhiên, đối với người sử dụng xe thường xuyên và trong khí hậu nhiệt đới nắng nóng – mưa nhiều đặc trưng của Việt Nam thì thời gian định kỳ 6 tháng là hợp lí nhất.

Sau khi kiểm tra thấy những biểu hiện bệnh kể trên, chủ xe hoàn toàn có thể thay mới chiếc cần gạt nước với các thao tác khá đơn giản. 

Đầu tiên cần xác định 3 bộ phận cơ bản của cần gạt nước, bao gồm: cần gạt bằng kim loại nối từ kính chắn gió, lưỡi gạt kim loại gắn liền với cần gạt và lưỡi gạt cao su. Dựa vào cần gạt cũ, bạn có thể tìm mua cần gạt mới tương tự và lưu ý không tự ý nâng cấp bằng loại khác, tránh không phù hợp với thiết kế của kính chắn gió. 

Có nhiều loại cần gạt mưa phù hợp với các kiểu kính chắn gió
Có nhiều loại cần gạt mưa phù hợp với các kiểu kính chắn gió

Để cẩn thận hơn, bạn có thể dùng thước đo độ dài của lưỡi gạt và nghe tư vấn về thông số của cần gạt nước từ người bán hàng. Đừng quên kiểm tra đầy đủ các linh kiện đi kèm trên mỗi bộ gạt nước để đảm bảo chúng tương thích với chiếc xe của bạn.

Tiến hành lắp đặt theo các bước:

Bước 1: Tháo gạt mưa cũ

  • Nâng gạt mưa lên sao cho vuông góc với kính chắc gió và hãy giữ chắc để tránh việc tuột tay khiến cần gạt lao thẳng vào làm vỡ mặt kính
  • Tìm chốt nối nằm giữa cần gạt và lưỡi gạt, bấm nhẹ vào chốt này để lưỡi gạt nhanh chóng trượt ra
  • Tháo lưỡi gạt cũ ra, đồng thời dùng một chiếc khăn mềm lau sạch kính chắn gió và cần gạt trước khi lắp đặt cái mới vào

Bước 2: Lắp gạt mưa mới 

  • Lặp lại thứ tự các thao tác trên, nâng gạt mưa theo hướng vuông góc với kính chắn gió
  • Lắp gạt mưa mới vào vị trí chốt gắn kết với cần gạt
  • Nhẹ nhàng đặt gạt mưa về vị trí cũ và vận hành thử

Cách chọn mua cần gạt ô tô chuẩn:

Để chủ động nắm bắt thông tin trước khi nghe tư vấn từ người bán, bạn hãy lưu ý đến các yếu tố sau đây:

  • Chất liệu của gạt mưa

Cần và lưỡi gạt phải là loại chất liệu bền, chịu được tần suất hoạt động thường xuyên bất kể dưới thời tiết nắng mưa hay bụi bẩn. Phần chổi gạt phải được sử dụng vật liệu mềm mại, có độ bám dính tốt và tính đàn hồi cao nhằm không làm xước kính xe và làm sạch mặt kính với hiệu quả tốt nhất.

Theo lời khuyên từ chuyên gia, nên chọn gạt mưa silicone hơn là gạt mưa cao su. Bởi vì nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, ánh nắng gắt sẽ làm hư hỏng lưỡi gạt cao su nhanh hơn.

  • Hình dạng lưỡi gạt phù hợp với kính chắn gió

Kính chắn gió trên ô tô bao gồm 2 kiểu thiết kế là mặt phẳng và mặt cong. Do đó, việc lựa chọn gạt mưa cần xem xét các hệ số kỹ thuật mà nhà sản xuất cung cấp trên bao bì và cân nhắc độ tương thích với các thông số của kính chắn gió ô tô. 

Lưu ý, kích thước lưỡi gạt mưa cũng rất quan trọng để đảm bảo có thể gạt hết nước mưa trên toàn bộ bề mặt kính lái xe hơi. Hãy dựa trên gạt mưa cũ để xác định chính xác nhất độ dài cần có của lưỡi gạt mới.

Cách lựa chọn cần gạt mưa
Cách lựa chọn cần gạt mưa

Uy tín của thương hiệu sản xuất gạt mưa ô tô tất nhiên sẽ ảnh hưởng tới tiêu chí đánh giá về chất lượng của trang bị này. Hãy ưu tiên chọn mua sản phẩm của các nhà sản xuất uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chỉ mua tại những cửa hàng đáng tin cậy để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.

  • Giá cả

Lưỡi gạt nước có ngàm sắt cơ bản thường giá thành dao động trong khoảng từ 100.000 – 150.000 đồng. Lưỡi gạt nước bằng cao su tốt hơn sẽ có giá từ 200.000 – 300.000 đồng. Nếu bạn muốn lựa chọ các sản phẩm nổi tiếng chất lượng cao được nhập khẩu từ các nước trên thế giới thì giá thành có thể lên đến 500.000 đồng. Không nên mua những loại có giá bán quá rẻ đi kèm cùng tính bền bỉ và hiệu quả kém.

Chăm sóc, bảo quản cần gạt mưa ô tô trong quá trình sử dụng

Sau khi đã có được chiếc cần gạt ưng ý, bạn đừng quên sử dụng và chăm sóc trang bị này đúng cách để duy trì tuổi thọ của nó.

Cách chăm sóc và bảo quản cần gạt mưa trong quá trình sử dụng
Cách chăm sóc và bảo quản cần gạt mưa trong quá trình sử dụng

Hãy đều đặn lau sạch bụi bẩn bám trên mặt kính chắn gió và lưỡi cần gạt bằng khăn hoặc giấy mềm. Không sử dụng các chất tẩy rứa có gốc dầu như xăng để lau lưỡi gạt nước. Đồng thời, bạn cũng nên sử dụng nước rửa kính có thương hiệu uy tín và thường xuyên bổ sung dung dịch rửa kính xe nếu thiếu.

Hãy lưu ý kiểm tra những vết rạn và rãnh sâu xuất hiện trên kính chắn gió do đất đá văng vào trong thời gian sử dụng, bởi đây cũng là nguyên nhân khiến cần gạt nhanh bị hỏng. Lúc này, tài xế nên mang xe đến các điểm sửa chữa, bảo dưỡng chuyên nghiệp để xử lý.

Cố gắng không đỗ đậu xe ngoài trời nắng quá lâu. Nhiệt độ nóng sẽ làm lưỡi gạt cao su nhanh chóng hao mòn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên phủ bạt che xe khi không sử dụng đến trong thời gian dài.

Xem thêm: Cần gạt mưa ô tô Suzuki

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *