So sánh phanh đĩa và phanh tang trống trên ô tô suzuki

Hệ thống phanh là một trong những hệ thống quan trọng nhất trên ô tô, cũng như các phương tiện giao thông khác. Tùy theo mục đích lắp đặt, sử dụng và dòng xe mà hệ thống phanh sẽ khác nhau, ở các dòng xe du lịch hiện nay thì hầu hết đều sử dụng đó là phanh tang trống và phanh đĩa.

Phanh ô tô suzuki
Phanh ô tô suzuki

Ở bài viết này, VHP Auto sẽ chia sẻ giúp bạn đọc phân biệt được phanh tang trống và phanh đĩa.

> Xem thêm: Hệ thống phanh ABS trên ô tô

> Xem thêm: Mua bán phụ tùng phanh ô tô suzuki

Hệ thống phanh trên ô tô là gì?

Về cơ bản, hệ thống phanh trên xe Suzuki gồm 2 bộ phận: bộ phân quay gắn với trục bánh xe và một bô phận đứng yên chứa má phanh. Khi đạp phanh, thông qua các cơ cấu dẫn động 2 bộ phận này sẽ tiếp xúc với nhau sinh ra ma sát giúp giảm tốc độ bánh xe đến mức an toàn hoặc dừng hẳn xe.

Cấu tạo phanh tang trống và phanh đĩa ô tô suzuki
Cấu tạo phanh tang trống và phanh đĩa ô tô suzuki

Sự khác biệt giữa phanh đĩa và phanh tang trống nằm ở thành phần và kết cấu của các bộ phận này:
– Đối với phanh đĩa, bộ phận quay là một đĩa phanh bằng kim loại (thép, carbon, gốm …) gắn với bánh xe. Phần chứa má phanh là kẹp phanh được dẫn động bằng các piston thủy lực để khi đạp phanh các piston này sẽ đẩy má phanh ép sát vào đĩa phanh giúp giảm tốc độ xe.

Cả hai bộ phận đĩa phanh và kẹp phanh được thiết kế lộ ra ngoài nên rất dễ quan sát.
Cả hai bộ phận đĩa phanh và kẹp phanh được thiết kế lộ ra ngoài nên rất dễ quan sát.

– Đối với phanh tang trống, tất cả các bộ phận được chứa bên trong một khuôn kim loại hình trụ tròn (tang trống) gắn với bánh xe. Phần quay là tang trống ở bên ngoài, phần đứng yên là guốc phanh bên trong (bao gồm: xylanh thủy lực, lò xo và má phanh). Khi đạp phanh, thông qua các cơ cấu dẫn động, xylanh thủy lực sẽ đẩy hai phần má phanh bung ra ngoài và ép sát vào mặt trong của tang trống để tạo ma sát và giảm tốc độ của xe.

Phanh tang trống ô tô suzuki
Phanh tang trống ô tô suzuki

Ưu và nhược điểm của phanh đĩa:

Ưu điểm:
– Hiệu quả phanh cao hơn nhiều so với phanh tang trống do sinh ra ma sát lớn.
– Thiết kế hở nên tản nhiệt tốt hơn, giúp duy trì hiệu quả phanh sau thời gian dài, giảm thiểu nguy cơ cháy phanh.
– Thiết kế hở cũng sẽ giúp người dùng, kỹ thuật viên dễ dàng quan sát, nhận thấy các hư hỏng để dễ dàng vệ sinh, sữa chữa.
– Trọng lượng thấp hơn phanh tang trống -> giảm trọng lượng xe.

Nhược điểm:
– Chi phí lắp đặt cũng như thay thế và sửa chữa cao hơn so với phanh tang trống.
– Thiết kế đĩa phanh và má phanh để hở nên dễ bám bụi, đất, cát,… khi vận hành. Phải chú ý vệ sinh để tránh hư hỏng tốn tiền thay thế, sữa chữa
– Không có khả năng cường hoá (phù hợp với ô tô con).

Phanh đĩa ô tô suzuki
Phanh đĩa ô tô suzuki

Ưu và nhược điểm của phanh tang trống:

Ưu điểm:
– Chi phí thay thế, sửa chữa thấp hơn so với phanh đĩa.
– Kết cấu đơn giản, các bộ phận đều bên trong tang trống, thuận lợi cho việc bảo dưỡng, sửa chữa.
– Thiết kế bao kín nên phù hợp nhiều điều kiện khí hậu, khó bị hỏng hơn.
– Có khả năng cường hoá (phù hợp với ô tô tải có khối lượng lớn).

Nhược điểm:
– Hiệu quả phanh thấp hơn so với phanh đĩa.
– Thiết kế bao kín nên khả năng làm mát kém hơn phanh đĩa -> sử dụng trong thời gian dài gây giảm khả năng phanh do sự giãn nở nhiệt của các thành phần trong cơ cấu phanh.
– Nặng hơn nhiều so với phanh đĩa.

Phanh tang trống
Phanh tang trống

Như vậy, có thể thấy phanh đĩa là loại phanh sở hữu những ưu điểm vượt trội so với phanh tang trống. Trên thực tế, hầu hết các dòng ô tô trên thị trường thường được trang bị cấu hình phanh kết hợp trước đĩa, sau tang trống để đảm bảo hiệu quả phanh tối ưu và an toàn nhất cũng như tối ưu chi phí sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ như Suzuki Swift được hãng xe trang bị đến tận 4 phanh đĩa trên mỗi bánh xe, cũng hệ thống khung gầm Heartect giúp giảm trọng lượng xe đến 95kg, mang lại hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu cực kỳ ấn tượng – chỉ 3,67L/100Km đường ngoài đô thị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *