Bơm cao áp ô tô là bộ phận không thể thiếu trong hệ thống bơm nhiên liệu của động cơ Diesel. Bộ phận này nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng, liên quan trực tiếp đến việc phun nhiên liệu. Hãy cùng VHP Auto tìm hiểu về bơm cao áp ô tô qua bài viết này nhé!
Vai trò của bơm cao áp ô tô
Bơm cao áp ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống phun nhiên liệu. Bơm cao áp ảnh hưởng đến việc tính toán làm sao cho việc phun nhiên liệu đúng thời điểm, phun một lượng vừa đủ và từng xilanh.
Giúp xe có thể hoạt động với công suất tối đa, giúp tiết kiệm nhiên liệu cũng như giảm chất lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường.
Cách phân loại bơm cao áp ô tô
Có nhiều tiêu chí để phân loại bơm cao áp ô tô. Có thể chia theo cách như sau:
1. Theo đặc điểm của cấu kết chung
Theo tiêu chi kết cấu chung, thì thường bơm cao áp có thể chi thành 5 nhóm như sau:
- Bơm cao áp kiểu vạn năng
- Bơm cao áp kiểu phân phối
- Bơm cao áp dạng vòi phun kết hợp
- Bơm cao áp dành cho từng loại xylanh
- Bơm cao áp phù hợp với hệ thống điều khiển tự động của nhiên liệu.
2. Dựa trên phương pháo điều chỉnh nhiên liệu để phân loại.
- Bơm cao áp ô tô – dựa trên hành trình của pit tông không thay đổi.
- Bơm cao áp – Dựa trên hành trình pit tông thay đổi
3. Phân loại theo phương pháp điều khiển
- Bơm cao áp điều khiển bằng cơ khí
- Bơm cao áp được điều khiển bằng điện- cơ khí
- Được điều khiển bằng thủy lực
- Được điều khiển bằng điện tử
Các loại bơm cao áp ô tô thông dụng tại Việt Nam
1. Bơm cao áp ô tô vạn năng
Loại này được áp dụng lên những động cơ như V-2, D-6. Trục cam của bơm cao áp dẫn động từ trục khuỷu. Số thân bơm và xi lanh sẽ được bố trí thành một hoặc hai dãy hình chữ V. Bơm cao áp kiểu vạn năng thường được kí hiệu bằng những ký hiệu như CW, M, P, MW…
2. Bơm cao áp ô tô kiểu dây
Loại bơm cao áp này dựa trên việc một bơm cao áp có thể áp dụng trên một loại động cơ với công suất khác nhau. Do vậy trục cam không cần thay mà vẫn có thể áp dụng cho các động cơ khác.
Các xi lanh trên thân bơm có thể lắp đặt theo phương án khác nhau. Dòng bơm cao áp này có ưu điểm là giá thành khá rẻ nhưng nó cũng có nhược điểm đó là kích thước lớn. Việc chế tạo khó khăn hơn. Nó cũng chịu sự tác động của tốc độ và trọng tải của bơm cao áp.
3. Bơm cao áp ô tô phân phối (VE)
Dạng bơm cao áp kiểu phân phối (VE) có thể chia thành nhiều dạng như sau:
- Kiểu bộ đôi: Đối với kiểu này thì Plunger đảm nhận nhiều vai trò như: Vừa chuyển động tịnh tiến, vừa thực hiện bơm nhiên liệu và đồng thời quay để phân phối.
- Kiểu Roto: Các xy lanh ở bên trong roto sẽ chuyển động tịnh tiến
- Dựa trên kiểu điều chỉnh ngắt nhiên liệu
- Dựa trên việc điều chỉnh bằng việc tiết lưu đường nạp.
- Dựa trên việc thay đổi hành trình Plunger
- Và dạng bơm cao áp phân phối dựa trên điều chỉnh độ nâng van
Ưu điểm: kích thước nhỏ gọn, có khả năng tính toán và phân phối nhiên liệu một cách chính xác hơn.
Nhược điểm: có cấu trúc phức tạp, việc thay thế tốn kém và mất nhiều thời gian.
4. Bơm cao áp ô tô – Vòi phun kết hợp
Bơm cao áp dạng vòi phun kết hợp là dạng bơm được thiết kế liền khối với vòi phun và được đặt trên nắp máy. Nó thường được sử dụng trên những dòng động cơ 2 kỳ, những dòng xe tải nặng. Mỗi xy lanh sẽ được cung cấp tương ứng với một bơm cao áp.
So với tất cả các loại bơm cao áp, thì đây là dạng sản phẩm có áp suất vòi phun lớn nhất. Nó có khả năng kết thúc nhanh quá trình phun. Nhưng nhược điểm của nó là, do có kích thước lớn nên ảnh hưởng đến quá trình thiết kế nắp máy. Giá thành cao
5. Bơm cao ô tô áp riêng biệt (PF)
Lợi bơm cao áp riêng biệt này, phù hợp với từng loại xilanh, nó danh động từ vài đến hàng trăm mã lực. Thông thường nếu có 6 xilanh thì sẽ phải trang bị 6 bơm phun cao áp riêng biệt.
Đây là dạng bơm cao áp có cấu tạo đơn giản và thuận tiện cho người dùng. Việc sử chữa cũng khá dễ dàng.