Tìm hiểu về động cơ turbo tăng áp của ô tô

Những chiếc xe hơi thế hệ mới ngày càng được các hãng xe cải tiến cả về ngoại hình lẫn động cơ. Hiện nay, chúng ta nghe rất nhiều về động cơ turbo tăng áp. Vậy động cơ này là gì? Nó mang lại những ưu – nhược điểm gì? Cần lưu ý gì khi vận hành để kéo dài tuổi thọ cho động cơ này ? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

Động cơ turbo ô tô
Động cơ turbo ô tô

Động cơ turbo tăng áp là gì?

Turbo là một thiết bị cảm ứng cưỡng bức, giúp tăng công suất cho động cơ đốt trong bằng cách đưa không khí nén thêm vào buồng đốt. Thiết bị này giúp tăng hiệu xuất cho ô tô mà vẫn giữ nguyên số lượng, dung tích xilanh và kích thước các chi tiết máy khác. Theo lý thuyết, công nghệ tăng áp này giúp công suất động cơ tăng lên đến 50% so với những chiếc xe sử dụng hút khí tự nhiên. Trong thực tế, công suất của động cơ turbo tăng lên 30% – 40%.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của turbo tăng áp

Nói thì rất to tát nhưng nhìn vào thực tế thì chi tiết này có cấu tạo rất đơn giản: cánh tuabin, cánh bơm, trục, ổ bi đỡ, đường dẫn dầu. Bộ phận này có hình xoắn ốc, cánh tuabin và cánh bơm nằm ở hai khoang riêng và lối với nhau thông qua một trục.

Nguyên lý hoạt động: Khí xả của động cơ được lối với đầu của cánh tuabin, do được kết nối trên cùng 1 trục nên khi cánh tuabin quay thì cánh bơm trong khoang đối diện cũng quay theo. Khi đó không khí sạch sẽ được nén đẩy vào buồng đốt nhiều hơn. Khi lượng khí xả ra càng nhiều, cánh tuabin quay càng nhanh thì đồng thời không khí được nạp vào động cơ càng nhiều.

Trong buồng đốt, không khí và xăng được trộn theo tỷ lệ nhất đinh. Lượng không khí vào càng nhiều thì kim phun xăng bơm xăng vào buồng đốt càng nhiều, lúc này quá trình đốt cháy sẽ sinh ra công lớn hơn, từ đó tăng công suất cho động cơ.

Khi động cơ hoạt động sẽ sinh ra lượng nhiệt lớn, việc lấy khí xả nén vào buồng đốt càng sinh ra nhiệt độ cao hơn. Vì vậy thông thường động cơ tăng áp sẽ được lắp thêm 1 bộ làm mát để giảm nhiệt cho dòng khí nạp vào.

Ưu - nhược điểm của Động cơ tăng áp
Ưu – nhược điểm của Động cơ tăng áp

Ưu – Nhược điểm của turbo tăng áp

Mặc dù là một công nghệ mới trong ngành công nghiệp ô tô. Nhưng động cơ này vẫn có những ưu và nhược điểm của nó.

Ưu điểm

  • Đầu tiên là giúp tăng sức mạnh cho động cơ trong khi đó không cần tăng số lượng xi-lanh và dung tích xi-lanh.
  • Mang lại sự gọn gàng cho buồng động cơ, đây là điều kiện lý tưởng để xe giảm trọng lượng, kích thước mà vẫn giữ nguyên được công suất của máy.
  • Lượng khí thải ra môi trường có chỉ số thân thiện hơn, giúp xe tiết kiệm được nhiên liệu hơn.

Nhược điểm

  • Về mặt kỹ thuật thì khi động cơ turbo tăng áp có vấn đề thì sửa chữa phức tạp hơn, chi phí cao hơn.
  • Đòi hỏi các pistong, trục khuỷu phải khỏe hơn để đáp ứng được công sản sinh ra trong buồng đốt.
  • Turbo hoạt động tần suất cao vì vậy yêu cầu phải có nguồn cung cấp dầu dồi dào và cần có thêm một bộ làm mát.
  • Kẻ thù lớn nhất cũng là nhược điểm lớn nhất của động cơ tăng áp là độ trễ.

Những lưu ý cho bạn khi chạy xe trang bị động cơ tăng áp

Những chiếc xe hơi được sử dụng động cơ tăng áp có bền hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách vận hành và bảo dưỡng của chủ xe. Sau đây là một vài gạch đầu dòng để các bạn cần lưu ý:

  • Cần hạn chế di chuyển ngay khi nổ máy, tốt nhất hãy nổ máy ở chế độ không tải trong vòng khoảng 1 phút để hệ thống bơm dầu có thể bôi trơn các chi tiết.
  • Khi dừng xe, không nên tắt máy ngay, hãy để xe nổ máy khoảng 2-3 phút rồi mới tắt. Nếu tắt máy ngay, dầu nhớt không được lưu chuyển, khiến dầu rất nhanh giảm chất lượng và ảnh hưởng đến turbo.
  • Tránh chạy xe ở vòng tua thấp bởi khi chạy ở vòng tua thấp lượng khí xả không làm turbo quay đạt ngưỡng nhất định.
  • Động cơ turbo luôn có độ trễ nhất định, vì vậy mọi người khi vào cua cần chú ý để tránh gặp tình trạng thiếu lái hoặc thừa lái dẫn đến xe bị trơn trượt, khó kiểm soát.
Động cơ turbo tăng áp của ô tô
Động cơ turbo tăng áp của ô tô

Như vậy, mọi người đã hiểu hơn về động cơ turbo tăng áp rồi phải không nào. Vậy có nên lựa chọn những chiếc xe được trang bị động cơ tăng áp hay không là tùy thuộc vào nhu cầu và cảm nhận của mỗi người. Chúc mọi người luôn vững vàng tay lái khi chạy xe. Mong rằng những thông tin trên sẽ thực sự hữu ích đối với mọi người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *